Ngư dân miền Trung chuộng đóng tàu cá bằng vật liệu composite

Do có nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ, đặc biệt là tính an toàn và khả năng bảo quản sản phẩm tốt, nên xu hướng đóng mới tàu bằng vỏ composite đã tăng lên nhiều.

gia_co_tau

Sau một năm rưỡi triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, đến nay Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy (UNINSHIP) thuộc Trường Đại học Nha Trang đã ký kết hợp đồng đóng mới và bàn giao cho ngư dân các tỉnh Nghệ An, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Khánh Hòa tổng số 12 chiếc tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ nghề cá xa bờ với vỏ tàu bằng vật liệu composite.

Theo đánh giá của UNINSHIP, từ năm 2010 trở về trước, giá thành tàu vỏ composite thường gấp hai lần giá thành vỏ tàu gỗ có cùng kích cỡ. Hiện nay do giá gỗ nguyên liệu đóng tàu tăng cao, giúp giá thành tàu cá vỏ composite đã xấp xỉ giá thành tàu cá vỏ gỗ nếu sản xuất đơn chiếc, còn sản xuất hàng loạt giá thành vỏ tàu composite chỉ bằng 90% so với vỏ tàu gỗ. Bên cạnh đó, ngư dân đã nhận thấy nhiều ưu điểm vượt trội của loại tàu này so với tàu vỏ gỗ, đặc biệt là tính an toàn và khả năng bảo quản sản phẩm tốt, do đó xu hướng đóng mới tàu bằng vỏ composite đã tăng lên nhiều.

Phần lớn trong số tàu đóng mới, ngư dân chọn mẫu tàu có kích cỡ dài 24 mét, rộng 6,5 mét và cao 3,5 mét; hầm chứa hải sản có tổng dung tích từ 50 m3 – 80 m3 và giữ nhiệt tốt, hệ thống chứa nhiên liệu đạt khoảng 10.000 lít, đủ điều kiện để ngư dân bám biển từ 30 – 50 ngày liên tục và tàu có khả năng hoạt động an toàn trong điều kiện sóng cấp 7.

UNINSHIP cũng đã thiết kế mẫu tàu nói trên có hình dáng kết hợp ưu điểm của tàu cá Nhật Bản và tàu cá truyền thống của ngư dân Việt Nam; trong đó phần dưới mớn nước có đáy rộng, hông nhọn nhằm giảm biên độ lắc, đường trục chân vịt hạ thấp để cải thiện tốc độ, phần đuôi có bố trí giá chữ V để tăng lượng nước vào chân vịt, phần trên mớn nước tương tự như mẫu tàu cá truyền thống Việt Nam nhằm giảm thiểu sự rung lắc của tàu./.

News by thuanphathec

Bài Viết Liên Quan